Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014


Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn tính nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Có thể mất nhiều năm để bệnh thận mạn (tiếng anh viết tắt là CKD) tiến triển thành suy thận. Một số người mắc bệnh thận mạn sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới suy thận.

Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất.

Nếu bạn hay một ai đó mà bạn biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và nước tiểu. Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ.

Triệu chứng 1: Những thay đổi khi đi tiểu

Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau

* Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu

* Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt

* Số lần đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.

* Nước tiểu của bạn có thể có máu. Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn

Triệu chứng 2: Phù

Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay.

Triệu chứng 3: Mệt mỏi

Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin , hormon này giúp cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.

Triệu chứng 4: ngứa/phát ban ở da

Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi mãu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.

Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac

Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn

Triệu chứng 6: Buồn nôn và nôn

Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.

Triệu chứng 7: Thở nông

Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông

Triệu chứng 8: cảm thấy ớn lạnh

Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lanh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung

Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Triệu chứng 10: đau chân/ đau cạnh sườn.

Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.

Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đi khám, xét nghiệm chức năng thận, làm siêu âm, chụp X-quang, thử nước tiểu, soi bàng quang... để xác định bệnh chính xác.
Yếu sinh lý không phải do suy thận
Nhiều người khi bị yếu sinh lý thường "quy tội" cho bệnh thận. Thực ra, tình trạng này xuất hiện do mạch máu đến bộ phận sinh dục bị hẹp, tắc hoặc do thần kinh điều khiển tại chỗ (hay trên não) bị trục trặc. Chẩn đoán và điều trị yếu sinh lý là một vấn đề tế nhị và phức tạp, thường do các bác sĩ niệu - nam khoa đảm trách.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét